Cây nhờ ở gốc cành lá tốt tươi, hoa trái đua chen. Người có tổ tiên, chi phái dài dặc con cháu chắt đông đúc. Tự hào về giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ bao nhiêu thì mỗi thành viên trong dòng họ cần phải gìn giữ và phát huy bấy nhiêu

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

HỆ PHẢ CHI GIÁP – Nghành thứ


(  Phần này liên quan đến các gia đình các ông đời thứ 14 : a) ông Du, ông Lữ, ( Nam Hà ) ông Tẹo; b) ông Thường ( Sài gòn ); d) Ông Hải ( Lý Đàm ); c) Ông Xương,ông Tỉnh, ông Dận ( Chân ) ; d) ông Bút, ông Sách …)

Như trên đã chép- Chi GIÁP nghành trưởng các cụ từ đời thứ VII đến đời thứ IX do bên nhà trưởng cúng tế. 
Cụ tổ đời thứ IX cụ Chất Tố - Đỗ Đặng Cổn sinh được 4 người con trai. Hai người siêu cư ở Hà Nam và Thanh Hóa. Hai cụ ở lại ở quê hương, mặc nhiên được phân chia cúng tế theo hai nghành : Ngành trưởng là Cụ Đỗ Đặng Thiệu – con trưởng mà các thế hệ sau đến đời thứ XIV là các ông Dừa, ông Lã
Nghành thứ là Cụ Đỗ Đặng Huyên tức Đỗng.
Điều này có thể hiểu được là từ đời thứ X chi GIÁP phân cúng giỗ các cụ theo ngành và ngành thứ tại quê hương.

Cụ đời thứ X – Nghành thứ  Đỗ Đặng Huyên ( tức Đỗng) bản xã thập lý hầu  tư văn hội  . Sinh ngày 12 tháng 02 năm Tân Dậu, mất ngày 11 tháng 5 năm Tân Tỵ.  Phần mộ cụ ở cánh đồng giộc trong
Cụ có một con trai  là cụ Đỗ Đặng Tân  và  một con gái  là cụ Đỗ Thị Lỗi
Cụ bà đời thứ X nghành thứ : là Cụ Trần Thị Hành. Cụ mất ngày 24 tháng 05. Phần mộ tại cánh đồng giộc trong

Cụ đời thứ XI –Nghành thứ Đỗ Đặng Tân bản xã thập lý hầu  tư văn hội  . Sinh ngày 03 tháng 05 năm Canh Thìn, mất ngày 06 tháng 11 năm Bính Tí. Phần mộ cụ ở cánh đồng Miễu Xứ.
Cụ có  bốn ông con trai và 3 bà con gái
Cụ bà đời thứ XI nghành thứ : là cụ Nguyễn Thị Ưng . Cụ mất ngày 15 tháng 05 năm Quý Tỵ. Phần mộ tại cánh đồng Miễu xứ
Các con của cụ là : Đỗ Đặng Toản; Đỗ Đặng Tấn; Đỗ Đặng Liễn; Đỗ Đặng Chản; Đỗ Thị Soạn, Đỗ Thị Phan, Đỗ Thị Chi,

Lời bàn: 
1).  Bắt đầu từ đời thứ X thì phân nghành gồm nghành trưởng ( ông Dừa, ông Lã ) và các nghành thứ .
2). Nghành thứ I dù chưa đầy đủ nhưng cũng có các tư liệu. Các nghành thứ khác ( Thanh Hóa và Nam Hà cần tìm hiểu sau)
3). Bắt đầu đời thứ XII nghành thứ một lần nữa lại có việc phân cúng giỗ cho từng nhà . Việc này ứng với câu “ Ngũ Đại mai thần chủ “ do vậy bắt đầu từ đời thứ XII trở đi tập hợp thành gia phả .
4) Việc cúng giỗ các cụ Nghành thứ  đời thứ X và XI sẽ do nhà trưởng nghành thứ chịu trách nhiệm.

Cụ đời thứ XII - Nhà trưởng – Nghành thứ - Đỗ Đặng Toản . Sinh năm Quý Mão, mất ngày 18 tháng 06 năm Quý Mão. Phần mộ cụ được an táng  ở Nam Hà
Cụ bà chính thất đời thứ XII – nhà trưởng - nghành thứ   : là  Cao Thị Khải ,  không có con . Cụ mất ngày 24 tháng 05 năm Bính Dần. Phần mộ tại cánh đồng Miễu xứ
Cụ bà thứ thất đời thứ XII – nhà trưởng - nghành thứ   : là  Nguyễn Thị Khung . Các con của cụ là : Đỗ Đặng Cư ; Đỗ Đặng Vũ. Cụ mất ngày 09 tháng 05 năm Giáp Ngọ. Phần mộ tại cánh đồng Miễu xứ

Cụ đời thứ XIII - Nhà trưởng –Nghành thứ  - Đỗ Đặng Cư. Mất ngày 29  tháng 08 năm 1956 . Phần mộ cụ được an táng  ở Thanh Liêm , Hà Nam. Cụ có 5 người con trai là các ông : Đỗ Đặng Du;  Đỗ Đặng Lữ;  Đỗ Đặng Nhữ;  Đỗ Đặng Tý ; Đỗ Đặng Tẹo . Các con cháu sinh sống ở Xóm Núi, Xóm Bưởi thôn Cẩm Du xã Thanh Lưu Huyện Thanh Liêm Hà Nam ( Qua cột cây số cách Phủ Lý 8 km ( Cách Ninh Bình 26 km ) rẽ trái ( hướng Hà Nội – Ninh Bình )
Cụ bà đời thứ XIII – nhà trưởng - nghành thứ I  : là  …….. . Cụ mất ngày …. tháng ….năm ….. Phần mộ tại …….

Lời bàn :
1. Câu chuyện về mộ cụ đời thứ XII nhà trưởng - nghành Thứ I an táng tại Thanh Liêm Hà Nam như một giai thoại nhưng cái kết có hậu. Ông Đỗ Đặng Cư mang theo hài cốt cha mình về nơi an cư lập nghiệp - Thanh Liêm Hà Nam và hơn 50 năm sau một thế hệ mới mang dòng họ Đỗ Đặng con đàn cháu đống. ..  cho đến những năm đầu của thập kỷ 70 ( 1970 ) Cụ Tẹo đã dẫn đầu một đoàn con cháu tìm về nơi cội nguồn.
2. Các thế hệ sau thuộc nhà trưởng - nghành Thứ I sẽ phải tìm và chép lại vào dịp khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét